phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào mang tới dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân khu vực Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Được Sở Y tế cấp phép hoạt động

Online 24/7

03 5656 5252

Uy tín hàng đầu Hà Nội trong lĩnh vực Y tế

Trang chủ » Ceton là gì

Ceton là gì

“Chào bác sĩ! Gần đây tôi có đọc một số bài báo và thấy nhắc tới ceton dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Xin hỏi bác sĩ ceton là gì và ceton có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không ạ? Mong bác sĩ sớm giải đáp. Cảm ơn bác sĩ!”.

Hoàng Minh T (30 tuổi – Hà Nội)

Email: minht***@gmail.com

Chào bạn T!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Bạn T thân mến! Câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ giải đáp ngay sau đây.

XEM THÊM =>> Bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không và cần làm gì khi bị bệnh?

Ceton là gì

Bác sĩ tư vấn ceton là gì?

Ceton là một dạng axit được tạo ra khi cơ thể sử dụng chất béo thay vì sử dụng carbohydrate để tạo ra năng lượng. Cơ thể chuyển sang sử dụng chất béo để sản sinh ra năng lượng khi không có đủ insulin để lấy đường từ máu và các tế bào hay nói cách khác không có đủ insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo làm nguyên liệu. Khi các liên kết của chất béo bị bẻ gãy, ceton sẽ được tạo ra và tích tụ trong cơ thể. Thông thường, điều này sẽ xảy ra nếu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không sử dụng insulin hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ khi cơ thể đang có nhu cầu insulin ở mức cao. Chẳng hạn như cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, mạch máu bị nghẽn.

Hơn nữa, bệnh cũng có thể xảy ra ở những người  bị tiểu đường tuýp 2 thiếu insulin do mắc phải một số bệnh lý khác.

Khi hàm lượng ceton cao, bạn có thể rơi vào tình trạng ngộ độc hay nói cách khác là nhiễm ceton axit. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể cơ thể bạn có sự xuất hiện của ceton, nhưng bạn vẫn chưa nhiễm ceton axit, nếu chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh, ít calo và dưỡng chất.

Ceton là gì có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không?

XEM THÊM =>> Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không và nguyên nhân gây ra do đâu?

Ceton cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nếu lượng đường huyết của bạn ở mức ổn định, trong phạm vi an toàn và bạn đang giảm cân thì sự xuất hiện của ceton là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, thì việc theo dõi ceton và lượng đường huyết trong máu là vô cùng quan trọng, ngay cả khi bạn đang giảm cân.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy ceton ở dạng vết thì có nghĩa là cơ thể bạn chỉ đang chứa một lượng nhỏ ceton và trong giai đoạn đầu tích tụ ceton. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại sau vài giờ để chắc chắn hàm lượng ceton có bị thay đổi hay không. Nếu hàm lượng ceton tăng lên, bạn hãy báo ngay với bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nếu nồng độ ceton trong cơ thể bạn đang từ trung bình tới cao thì có nghĩa rằng bệnh tiểu đường của bạn đang ở ngoài tầm kiểm soát. Khi đó, bạn sẽ được bác sĩ lên kế hoạch điều trị, kiểm soát và phòng ngừa khi nồng độ ceton của bạn ở ngưỡng cao. Bởi, đó là một phần trong chương trình quản lý bệnh tiểu đường.

Nồng độ ceton cao có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề rắc rối. Hơn nữa, ceton làm thay đổi tính cân bằng hóa học của máu trong cơ thể. Vì vậy, nếu không được chẩn đoán, thăm khám và điều trị sớm, chúng có thể gây ra nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể.

Làm sao để có thể kiểm tra được nồng độ ceton trong cơ thể?

Phương pháp thường được áp dụng để kiểm tra nồng độ ceton đó là xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, ở một người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ không có hàm lượng ceton hoặc có nhưng rất ít. Chỉ số cho phép nằm trong khoảng 2,5 – 5mg/dL hoặc 0,25 – 0,5 mmol/L.

Nếu chỉ số này vượt mức cho phép hãy báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và có phương pháp chữa trị kịp thời.

XEM THÊM =>> Glycemia là gì? Chỉ số Glycemia nói lên điều gì về sức khỏe?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện nồng độ Ceton chính xác

Lời khuyên của chuyên gia

Mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần tạo lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng. Tránh thức khuya, làm việc quá sức và sử dụng chất kích thích.

Kiểm soát hàm lượng đường, mức độ ceton trong máu thường xuyên hơn nếu bạn bị ốm, căng thẳng, stress quá mức.

Điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi chưa qua thăm khám, có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi điều này có thể sẽ vô tình làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn T cũng như tất cả mọi người hiểu đúng ceton là gì và các thông tin quan trọng khác. Để tham khảo thêm thông tin cũng như được các chuyên gia đầu ngành giải đáp mọi thắc mắc, bạn hãy đặt câu hỏi ngay TẠI ĐÂY.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị