phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào mang tới dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân khu vực Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Được Sở Y tế cấp phép hoạt động

Online 24/7

03 5656 5252

Uy tín hàng đầu Hà Nội trong lĩnh vực Y tế

Trang chủ » Đọc kết quả xét nghiệm máu

Đọc kết quả xét nghiệm máu

Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào là chính xác đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định trong quá trình khám chữa bệnh. Kết quả xét nghiệm máu là cơ sở quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán bệnh lý, theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.

Đọc kết quả xét nghiệm máu

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu cho người không có chuyên môn

Xét nghiệm máu (hay xét nghiệm huyết học) là xét nghiệm dựa trên việc lấy thử nghiệm một mẫu máu, sau đó đem đi phân tích. Mục đích của xét nghiệm này là để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đánh giá số lượng, thành phần máu.

Căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu này, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý và hiệu quả cao.

Việc đọc kết quả xét nghiệm máu là không hề dễ dàng, đặc biệt đối với những người không có kiến thức chuyên môn. Dưới đây là cách đọc xét nghiệm máu cùng với ý nghĩa về sự thay đổi của những chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu.

WBC – số lượng bạch cầu trong 1 thể tích máu toàn phần 

  • Giá trị bình thường: 3,5 – 10,5 G/L.
  • Chỉ số này tăng cao trong những trường hợp: Các bệnh bạch cầu, bệnh máu ác tính, bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng,…
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Suy tủy, thiếu vitamin B12, folate, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm khuẩn gram âm nặng,…

Đọc kết quả xét nghiệm máu dựa vào chỉ số LYM – là tỷ lệ % bạch cầu lympho

  • Giá trị bình thường: 17 – 48%.
  • Chỉ số tăng cao trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn mạn tính, viêm loét đại tràng, bệnh bạch cầu dòng lympho, bệnh Hodgkin, suy tuyến thượng thận,…
  • Chỉ số giảm thấp trong các trường hợp: Ung thư, thiếu máu bất sản, rối loạn thần kinh…

MONO – Tỷ lệ % bạch cầu Mono     

  • Giá trị bình thường: 4 – 8%.
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, ung thư, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho,…
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Sử dụng thuốc corticoid, thiếu máu bất sản, suy tủy,…

Đọc kết quả xét nghiệm máu dựa vào chỉ số NEU – Tỷ lệ % bạch cầu hạt trung tính

Neu là gì ? Đây là tỷ lệ phần trăm của bạch cầu hạt trung bình.

  • Giá trị bình thường: 43 – 76%.
  • Chỉ số tăng cao trong các trường hợp: Bệnh bạch cầu dòng tủy, nhiễm trùng cấp tính, nhồi máu cơ tim, một số ung thư hay stress…
  • Chỉ số giảm thấp trong các trường hợp: Suy tủy, nhiễm độc nặng, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thiếu máu bất sản…

BASO – bạch cầu đa múi ưa kiềm     

  • Giá trị bình thường: 0 – 1. 5%. 
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: dị ứng, tăng nhạy cảm của thuốc, bệnh bạch cầu, hoặc suy giáp…    
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Sử dụng các thuốc corticoid, nhiễm khuẩn cấp, stress,…

XEM THÊM =>> [Bật mí] Xét nghiệm máu tổng quát có phát hiện Hiv hay không?

Những thông số sau khi xét nghiệm máu

Đọc kết quả xét nghiệm máu dựa vào chỉ số EOS – chỉ số bạch cầu đa múi và ưa axit

  • Giá trị bình thường: 0 – 7%. 
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: Nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, các bệnh về máu…
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Sử dụng thuốc corticoid, các phản ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn cấp tính,…

RBC – số lượng hồng cầu trong 1 đơn vị máu toàn phần

  • Giá trị bình thường: 4,32 – 5,72 T/L (nam), 3,9 – 5,03 T/L (nữ).
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: Các bệnh lý về tim mạch, phổi, cô đặc máu, bệnh đa hồng cầu,… 
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy…

RDW – độ phân bố của hồng cầu

  • Giá trị bình thường: 11- 15%.   
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: Kích thước hồng cầu chênh lệch nhau càng nhiều, không đồng đều.        
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Kích thước hồng cầu đồng đều một cách tương đối.

Đọc kết quả xét nghiệm máu dựa vào chỉ số MCV – thể tích trung bình của hồng cầu

  • Giá trị bình thường ở mức là: 85 – 95 fl.
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Thiếu vitamin B12, axit folic, suy tuyến giáp, tan máu cấp, các bệnh lý về gan,…  
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu trong một số bệnh mãn tính, cơ thể thiếu sắt, suy thận mạn, nhiễm độc chì…

MCH – lượng huyết sắc tố có trong mỗi hồng cầu

  • Giá trị bình thường ở mức là: 28 – 32 pg.
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: bệnh thiếu máu đa sắc hồng cầu,….
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu đang tái tạo, thiếu máu do thiếu sắt,…

MCHC – lượng hemoglobin trung bình trên mỗi tế bào hồng cầu 

  • Giá trị bình thường ở mức là: 320 – 360 g/L.                   
  • Chỉ số tăng cao trong trường hợp: Các bệnh lý tim mạch, vết bỏng nặng, cường giáp, bệnh gan, bệnh hồng cầu hình liềm,…   
  • Chỉ số giảm thấp trong trường hợp: Thiếu máu, có thể thiếu sắt, nhiễm độc chì,…

Đọc kết quả xét nghiệm máu dựa vào chỉ số HGB

  • Đây là hàm lượng huyết sắc tố trong 1 đơn vị máu toàn phần
  • Giá trị bình thường: 130-180 g/L (nam), 120-165g/L (nữ).
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Thiếu oxy mãn tính, cô đặc máu
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy,…

HCT – Là tỷ lệ thể tích khối hồng cầu/ thể tích máu toàn phần  

  • Giá trị bình thường : 39 – 49 % (nam), 33 – 43 % (nữ). 
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Đa hồng cầu, cô đặc máu, giảm lưu lượng máu, rối loạn dị ứng,…
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Thiếu máu, mất máu, suy tủy, thai nghén…

PLT – số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị bình thường ở mức là: 150 – 350 G/L.
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Rối loạn tăng sinh tủy xương, các bệnh viêm, xơ hóa tủy xương,…
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: ức chế hoặc thay thế tủy xương, suy tủy, bệnh giảm tiểu cầu, hóa trị, xơ gan…

Đọc kết quả xét nghiệm máu dự vào chỉ số PDW – Mức độ phân bố kích thước tiểu cầu

  • Giá trị bình thường: 6-11 %.    
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, ung thư phổi,…
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Nghiện rượu, thiếu máu bất sản, hóa trị…

MPV – Hàm lượng thể tích trung bình tiểu cầu

  • Giá trị bình thường: 6.5 – 11 fL. 
  • Trường hợp chỉ số tăng cao: Hút thuốc lá, stress, tiểu đường, các bệnh về tim mạch,…  
  • Trường hợp chỉ số giảm thấp: Bạch cầu cấp tính, thiếu máu bất sản, hóa trị, lupus ban đỏ…

Việc chủ động tìm hiểu cách đọc xét nghiệm máu sẽ giúp các bạn không còn lúng túng, mơ hồ khi nhận được kết quả xét nghiệm máu.

10 điều bác sĩ thường không nói cho bệnh nhân sau khi đọc kết quả xét nghiệm máu

Với lượng bệnh nhân mỗi ngày thăm khám đông đúc, việc giải thích chi tiết và tỉ mỉ kết quả xét nghiệm máu ở bệnh viện công là rất khó. Thông thường bác sĩ sẽ không thông báo cho bệnh nhân những thông tin sau khi xét nghiệm máu như:

XEM THÊM =>> Siêu âm mạch máu là gì? Những thông tin cơ bản về siêu âm mạch máu

Những điều bác sĩ không nói cho bệnh nhân

Khi đọc kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ không nhắc đến những thông tin tốt

Nếu các chỉ số xét nghiệm máu bình thường, bác sĩ thường sẽ gửi kết quả mà không nói gì. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, ngay cả khi các chỉ số xét nghiệm máu bình thường, các bác sĩ cũng nên thông báo cụ thể cho bệnh nhân để họ giải tỏa sự lo lắng, yên tâm, và chủ động phòng ngừa bệnh.

Ngưỡng bình thường ở nam giới và nữ giới không giống nhau

Ngưỡng bình thường của một số chỉ số xét nghiệm máu sẽ khác nhau giữa nam giới và nữ giới. Ví dụ, ngưỡng bình thường của chỉ số RBC (số lượng hồng cầu ở trong một thể tích máu) thường là 4.2- 6.0 T/L đối với nam giới còn ở phụ nữ lại thấp hơn, chỉ khoảng 3.8-5.0 T/L.

Ngưỡng an toàn của kết quả xét nghiệm máu khác nhau dựa trên độ tuổi

Ngưỡng bình thường hemoglobin sẽ khác nhau tùy theo tuổi tác. Đối với trẻ em, chỉ số hemoglobin thường dao động ở mức 11 – 13g/dl thì được coi là bình thường. Trong khi đó, đối với nam giới trưởng thành thì là là 13 – 18 g/dl, đối với nữ giới trưởng thành là 12 – 16 g/dl.

Đọc kết quả xét nghiệm máu thấy dương tính không phải là tin tốt

Một số xét nghiệm máu được thực hiện nhằm tìm kiếm các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc dấu hiệu của khối u. Kết quả nhận được “dương tính” khi phát hiện ra sự tồn tại của mầm bệnh, khối u. Trong những trường hợp này, người bệnh nhân kết quả xét nghiệm máu dương tính thường là đã mắc bệnh hoặc đã từng phơi nhiễm với nguồn bệnh.

Kết quả xét nghiệm “âm tính” thường là tin tích cực

Một kết quả xét nghiệm máu âm tính chứng tỏ rằng họ không tìm mầm bệnh hoặc yếu tố nguy cơ đối với tình hình sức khỏe hiện tại. Khi xét nghiệm máu để xác định xem bệnh nhân có mắc bệnh viêm nhiễm hay không, nếu nhận được kết quả là âm tính có nghĩa là bệnh nhân không mắc bệnh.

Kết quả xét nghiệm “dương tính” giả đôi khi vẫn có thể xảy ra

Dù không mong muốn nhưng đôi khi kết quả xét nghiệm dương tính giả vẫn có thể xảy ra. Do đó, để đảm bảo tính chính xác, bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm nhiều lần, ở nhiều cơ sở khác nhau.

Ví dụ như đối với xét nghiệm HIV nhanh, thì kết quả dương tính giả xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân có thể do nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm hoặc bệnh nhân đang mắc một số bệnh lý khác như: xơ gan, suy gan, lao,…

Xét nghiệm cho kết quả dương tính giả đôi khi vẫn xảy ra

Đôi khi kết quả xét nghiệm “âm tính” giả vẫn có thể xảy ra

Trên thực tế, vẫn có trường hợp kết quả xét nghiệm máu âm tính giả vẫn xảy ra. Kết quả xét nghiệm máu là âm tính, tuy nhiên người đi kiểm tra thực sự mắc bệnh.

Ví dụ, xét nghiệm HIV ở trong giai đoạn cửa sổ thường sẽ cho kết quả âm tính giả. Nguyên nhân do người làm xét nghiệm đã bị nhiễm virus, nhưng cơ thể họ lại chưa kịp sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Chính vì vậy, kết quả xét nghiệm là âm tính.

Kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế không giống nhau

Việc đối chiếu kết quả xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế khác nhau thường chỉ được sử dụng để tham khảo. Kết quả không đồng nhất giữa các cơ sở y tế cũng là bình thường, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều tố khác nhau.

Kết quả xét nghiệm nằm ngoài ngưỡng bình thường không phải do mắc bệnh

Nếu kết quả xét nghiệm máu nằm ngoài giá trị bình thường thì có nghĩa là người thực hiện đã bị mắc bệnh hoặc bị rối loạn. Nhưng kết quả xét nghiệm máu cũng có thể bất thường do nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ, xét nghiệm glucose (đường huyết) sẽ bị sai lệch nếu người thực hiện không nhịn ăn hoặc dùng chất kích thích.

Nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm máu

Mặc dù kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch ít khi xảy ra, nhưng không phải là không có. Điều này xuất phát từ rất nhiều tác nhân trong đó gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Ví dụ, nhân viên y tế đặt nhầm mẫu máu của người này với người kia và cả ở việc lấy bệnh phẩm, bảo quản hoặc vận chuyển không đúng cách…

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể nắm rõ cách đọc kết quả xét nghiệm máu để không còn lúng túng khi cầm kết quả xét nghiệm máu trên tay. Nếu có băn khoăn, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị