phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào mang tới dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân khu vực Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Được Sở Y tế cấp phép hoạt động

Online 24/7

03 5656 5252

Uy tín hàng đầu Hà Nội trong lĩnh vực Y tế

Trang chủ » Glycemia là gì? Chỉ số Glycemia nói lên điều gì về sức khỏe?

Glycemia là gì? Chỉ số Glycemia nói lên điều gì về sức khỏe?

Hỏi: “Chào bác sĩ! Dạo gần đây tôi có đọc báo và theo dõi một số kênh truyền thông thì được biết việc lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số Glycemia thấp sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Vậy chỉ số Glycemia là gì và vì sao tôi nên chú ý tới nó? Mong bác sĩ sớm giải đáp. Tôi cảm ơn bác sĩ!”.

Nguyễn Tuấn H (35 tuổi – Hà Nội)

Email: nth***@gmail.com

Trả lời: Chào bạn H! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc của mình về cho các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Để có câu trả lời, bạn H hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Glycemia là gì?

Glycemia là gì

Chỉ số Glycemia là gì, có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số Glycemia hay còn được gọi là chỉ số đường huyết thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường huyết của cơ thể khi hấp thụ các loại thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số đường huyết có vai trò vô cùng quan trọng giúp bác sĩ đánh giá bệnh đái tháo đường một cách chính xác, hiệu quả.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết còn giúp mọi người có thể tránh tình trạng tăng đột biến đường huyết sau khi ăn, từ đó quản lý tốt hơn chế độ ăn uống và sức khỏe của mình.

Chỉ số đường huyết thực phẩm được phân thành 3 loại, đó là: thấp, trung bình và cao. Cụ thể:

  • Chỉ số Glycemia < 55: Chỉ số đường huyết thấp.
  • 56 < Chỉ số Glycemia < 69: Chỉ số đường huyết trung bình.
  • Chỉ số Glycemia > 70: Chỉ số đường huyết cao.

XEM THÊM =>> Bị mẩn ngứa bôi thuốc gì

Vì sao chúng ta nên quan tâm tới chỉ số Glycemia?

Thông thường, các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày được chia thành 3 loại chính, đó là: protein, chất béo và carbohydrate. Trong đó carbohydrate đóng vai trò là nguồn năng lượng chính. Khi cơ thể hấp thụ carbohydrate, chúng sẽ chuyển hóa chúng thành đường glucose. Lúc này, hàm lượng Glucose sẽ giúp cung cấp năng lượng để các hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần được diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: trái cây, bánh kẹo, ngũ cốc,…nó sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.

Rau xanh, đậu,…là những thực phẩm được khuyến cáo có chỉ số Glycemia thấp. Khi bổ sung vào cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng chậm và giảm chậm. Vì thế chúng được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nhất là những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Không những thế, lượng đường huyết cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: đái tháo đường, tim mạch, tổn thương dây thần kinh, đục thủy thể, thận,…Vì thế, việc biết được các chỉ số Glycemia của các loại thực phẩm sẽ giúp bạn có thể kiểm soát chế độ ăn uống của mình hiệu quả.

XEM THÊM:

Glycemia là gì 1

Chỉ số Glycemia tăng có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chỉ số Glycemia?

Bên cạnh chỉ số Glycemia là gì thì những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số Glycemia cũng được rất nhiều người quan tâm. Những yếu tố được cho là ảnh hưởng tới chỉ số Glycemia đó là:

  • Chế độ ăn uống thường ngày thiếu lành mạnh, khoa học. Sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hay ăn kiêng khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng.
  • Tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng quá mức, mệt mỏi, stress,…
  • Mắc một số bệnh khác dẫn đến chỉ số đường huyết tăng cao.
  • Sử dụng các loại thuốc có phản ứng với chỉ số đường đường huyết.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ nhẹ hay nặng cũng có thể làm chỉ số đường huyết thay đổi.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Để có thể kiểm soát chỉ số Glycemia, bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống mình. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và khoa học. Bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết từ thấp tới cao. Đặc biệt, những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: khoai lang, sữa,…

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrates cao rất cần thiết và tốt để tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế bổ sung các loại carbohydrate tinh chế cho cơ thể như: đường trắng, bột mì trắng,… 

Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân. Mỗi ngày nên vận động ít nhất 45 – 60 phút, hít thở sâu ít nhất 10 phút nhằm tăng cường oxy, lưu thông máu huyết. Tắm nắng vào lúc ánh sáng nhẹ từ 6h30 tới 9h, nhằm giúp cơ thể sản xuất vitamin D. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.

XEM THÊM =>> Có nên xét nghiệm máu vào buổi chiều không? – Y tế 52 Nguyễn Trãi

Glycemia là gì 2

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cân bằng hàm lượng Glycemia

Cùng với đó, bạn có thể ngồi thiền đều đặn mỗi ngày để thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng sự thư thái, giảm đường huyết, duy trì suy nghĩ, cảm xúc tích cực, để tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho bản thân trong hành trình khôi phục sức khỏe, tìm lại niềm vui và hạnh phúc.

Hy vọng với các thông tin trên, bạn H cũng như tất cả mọi người trả lời được câu hỏi chỉ số Glycemia là gì và vì sao cần quan tâm  tới chỉ số Glycemia. Để được giải đáp mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay qua số: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52. Hoặc đặt câu hỏi tại thư mực tư vấn trực tuyến ngay TẠI ĐÂY.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị