Theo thống kê, bệnh viêm gan A có tỷ lệ mắc cao tại những nước có điều kinh tế còn kém phát triển. Bệnh thường lây lan qua đường ăn uống, từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh. Khi mắc bệnh, hầu hết mọi người đều mang tâm lý hoang, lo lắng không biết bệnh viêm gan A có nguy hiểm không. Để giải đáp thắc mắc trên, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
XEM THÊM =>> Bệnh viêm gan B mãn tính có chữa được không và cần làm gì khi bị bệnh?
Tìm hiểu bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan và gây ra bởi virus viêm gan A. Bệnh viêm gan A thường lây qua đường tiêu hóa chẳng hạn như thức ăn nhiễm bẩn, từ phân người mắc bệnh tới người không mắc bệnh.
Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người chẳng may mắc phải bệnh. Theo các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ phụ thuộc vào từng quá trình diễn biến của bệnh.
Đối với viêm gan A cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh (khoảng 30 ngày), bệnh sẽ khởi phát đột ngột với các triệu chứng giống như bệnh cảm cúm: sốt, ho, đau nhức mỏi cơ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiểu tiện thường xuyên lượng nước tiểu ít, nước tiểu sẫm màu,..
Chính vì các triệu chứng không rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan và cho rằng đây chỉ là bệnh cúm thông thường một thời gian sau sẽ khỏi. Tuy nhiên, bệnh nếu không được trị sớm sẽ tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau khoảng 5 – 7 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân hết sốt nhưng vấn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Lúc này người bệnh sẽ có thêm các biểu hiện như: vàng mắt, vàng da và thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Bệnh viêm gan A cấp tính thường sẽ tự khỏi nhưng khoảng 2% số trường hợp bệnh diễn biến nặng, có thể dẫn tới suy gan, hôn mê gan, thậm chí là khiến người bệnh bị tử vong.
Đối với viêm gan A tối cấp
Trong trường hợp này, bệnh thường diễn biến nhanh chóng xảy ra trong một tuần. Người bệnh sẽ bị sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ và hôn mê thường là triệu chứng cuối cùng trước khi tử vong.
XEM THÊM =>> Nữ giới độ tuổi nào nên tiêm HPV? Những lưu ý khi tiêm HPV
Đối với viêm gan A kéo dài
Hiện tượng này thường rất ít gặp, kèm theo hiện tượng ứ mật kéo dài, xảy ra khoảng từ 2 – 3 tháng nhưng giai đoạn này ít gây ra hệ quả nặng nề.
Hiện nay, bệnh viêm gan siêu vi A chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, tối cấp bệnh nhân cần tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay để được khám, điều trị hồi sức cấp cứu tích cực, hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh gây ra.
Như vậy, bệnh viêm gan A có nguy hiểm không thì câu trả lời là “có” nhé. Bệnh có thể nguy hiểm nếu như bạn chủ quan, không điều trị bệnh kịp thời, không có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn chín uống sôi).
Bệnh viêm gan A do đâu gây ra?
Bệnh viêm gan A thường lây qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng), ít khi lây qua đường máu bởi có rất ít virus viêm gan A trong máu, cụ thể lây qua các đường chính như:
Ăn thức ăn, thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân có chứa virus viêm gan A. Động vật có vỏ cứng nhưng không được nấu chín là yếu tố lây bệnh khá phổ biến. Bệnh cũng có thể lây nhiễm bằng cách tiếp xúc thân mật với người bệnh.
Mặc dù, trẻ em thường không có các triệu chứng rõ ràng khi bị bệnh, nhưng trẻ vẫn có thể lây nhiễm bệnh sang cho người khác.
Sau khi mắc bệnh một lần thì người bệnh có thể miễn nhiễm suốt đời. Việc chẩn đoán bệnh đòi hỏi phải khám, xét nghiệm máu, bởi các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.
Ngoài ra, ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, vật dụng ăn uống,…của người mắc bệnh cũng có thể bị lây bệnh.
XEM THÊM =>> Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi lừa đảo không? Có tốt không?
Cách phòng tránh bệnh viêm gan A hiệu quả
Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không, phòng tránh bệnh viêm gan A như thế nào? Các bác sĩ phòng khám cho biết, để phòng ngừa bệnh viêm gan A hiệu quả bạn cần:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cũng như chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường ở cũng như nguồn nước đảm bảo.
- Xử lý tốt phân, chất thải của người bị bệnh, rác thải, nước thải nhằm tránh lây bệnh cho những người xung quanh.
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy luật ăn chín, uống sôi.
- Không sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm, vật dụng ăn uống, bàn chải đánh răng, quần áo với người mắc bệnh.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi bệnh viêm gan A có nguy hiểm không. Để tham khảo thêm các bài viết về bệnh viêm gan A, cũng như được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc. Bạn hãy để lại số điện thoại ngay dưới bài viết này, hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng cách click ngay TẠI ĐÂY.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị