phòng khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào mang tới dịch vụ khám chữa bệnh tiêu chuẩn quốc tế, trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe hàng đầu cho người dân khu vực Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Được Sở Y tế cấp phép hoạt động

Online 24/7

03 5656 5252

Uy tín hàng đầu Hà Nội trong lĩnh vực Y tế

Trang chủ » Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Bởi, việc phát hiện sớm chuyển phôi thất bại sẽ giúp chị em có biện pháp hỗ trợ và phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Để nhận biết dấu hiệu chuyển phôi không thành công sớm, bạn hãy tham khảo bài viết sau.

Chuyển phôi là gì?

Trước khi trả lời dấu hiệu chuyển phôi không thành công thì bạn cần hiểu đúng chuyển phôi là gì. Chuyển phôi là một thủ thuật quan trọng, quyết định tới 80% sự thành công của quá trình thụ tinh ống nghiệm.

Các bác sĩ sẽ sử dụng ống thông dài đưa phôi thai khỏe mạnh vào trong buồng tử cung tới vị trí ổn định đã xác định trước đó. Lúc này, quá trình phát triển của phôi sẽ phụ thuộc lớn tới phôi đó và cơ thể của người mẹ.

Sau 1 – 5 ngày chuyển phôi thai, phôi sẽ bám chắc vào nội mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Đến ngày từ 14, mẹ bầu được chỉ định tiến hành xét nghiệm Beta Hcg để xác định liệu mình đã thực sự mang thai hay chưa.

Quá trình chuyển phôi được đánh giá là thành công khi chỉ số Beta Hcg khi xét nghiệm trên 25 mIU/ml. Với những mẹ đang mong ngóng con mỗi ngày, thì việc chờ đợi 14 ngày có lẽ là quá dài.

Vì thế, không ít người thử thai quá sớm, sau khi chuyển phôi 1 tuần đã thử rồi, khiến kết quả sai lệch, thậm chí tạo tâm lý bất an và lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành cho biết, chị em chỉ nên quan sát các biểu hiện của cơ thể, dấu hiệu chuyển phôi không thành công để có biện pháp xử lý kịp thời.

XEM THÊM:

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Những dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa vào tử cung của người mẹ 2 – 3 phôi để có thể tăng khả năng thụ thai, đồng thời kiểm soát được số lượng thai nhi phát triển.

Để quá trình chuyển phôi diễn ra thuận lợi, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển phôi ngay sau khi mẹ rụng trứng 2 – 3 ngày, hoặc đã được tiêm nội tiết tố ức chế sự rụng trứng. Điều này giúp nội mạc tử cung dày hơn, phôi thai dễ dàng bám và làm tổ.

14 ngày sau khi chuyển phôi chính là giây phút mà người mẹ hồi hộp nhất. Chắc hẳn ai cũng sẽ ghi lại hành trình chuyển phôi vào cuốn nhật ký để tiện thông báo với bác sĩ.

Trong khoảng thời gian này, nếu như mẹ phát hiện những dấu hiệu chuyển phôi không thành công hoặc có các triệu chứng bất thường sau thì mẹ hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay để được can thiệp kịp thời.

  • Vùng kín ra nhiều dịch nhầy có màu sắc, tính chất bất thường.
  • Âm đạo ra ít máu hoặc huyết trắng.
  • Cơ thể luôn trong trạng thái cảm thấy mệt mỏi.
  • Tiểu tiện thường xuyên nhiều quá mức bình thường, táo bón.
  • Đau bụng dưới âm ỉ.
  • Tâm lý thay đổi, hay cáu gắt và dễ bất an, lo lắng.

Nếu bạn có những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi, bạn hãy click chọn ngay TẠI ĐÂY để được chuyên gia đầu ngành tư vấn cụ thể nhất.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công 1

Nguyên nhân nào gây ra các dấu hiệu chuyển phôi không thành công ở chị em phụ nữ. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp nữ giới có dấu hiệu chuyển phôi thất bại do:

  1. Tuổi tác

Đội tuổi có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển phôi không thành công của chị em phụ nữ. Sau 30 tuổi, số lượng và chất lượng của trứng bắt đầu giảm dần, tốc độ nhanh hơn sau tuổi 35 tuổi. Và chỉ có khoảng 10% trứng là đảm bảo, tốt ở độ tuổi 40.

Theo số liệu thống kê của một nghiên cứu tại Mỹ cho biết, tỷ lệ chuyển phôi thành công ở nữ giới trong độ tuổi 40 đó là 16%. Trong khi đó ở độ tuổi 35, con số này gấp đôi lên đến 32%.

  1. Chất lượng của trứng và tinh trùng

Chất lượng phôi thai đưa vào trong tử cung nữ giới được quyết định bởi chất lượng của trứng lẫn tinh trùng. Nếu tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt sẽ tạo ra phôi thai chất lượng, từ đó phôi thai dễ dàng bám vào niêm mạc tử cung, phát triển tự nhiên dẫn tới cơ hội thụ thai thành công cao.

  1. Khả năng tiếp nhận phôi

Khi niêm mạc tử cung của nữ giới đạt độ dày nhất định, cùng lượng chất nhầy vừa đủ sẽ giúp phôi thai bám dính, làm tổ và phát triển một cách dễ dàng. Tử cung của người mẹ được ví như một mảnh đất, nếu nó màu mỡ, nhiều dinh dưỡng thì sẽ giúp phôi thai dễ dàng phát triển.

Ngược lại, niêm mạc tử cung mỏng, dịch nhầy ra nhiều, khiến phôi thai không thể bám dính làm tổ, từ đó hình thành dấu hiệu chuyển phôi không thành công.

  1. Tâm lý, chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng của mẹ

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công 2

Tâm lý là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chị em gặp những dấu hiệu phôi chuyển không thành công. Cảm giác lo lắng, hồi hộp quá mức khiến sức khỏe của chị em bị ảnh hưởng, từ đó giảm tỷ lệ chuyển phôi thành công. Vì thế, chị em hãy giữ một tình thần thật thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý nhé.

Chuyển phôi thất bại sau bao lâu thì có kinh trở lại

Bất kỳ cũng sẽ suy sụp khi có các dấu hiệu chuyển phôi không thành công. Có rất nhiều mẹ vì quá sốt ruột nên tìm hiểu sau khi chuyển phôi không thành công bao lâu thì có kinh trở lại.

Thông thường sau khi ngưng sử dụng thuốc hỗ trợ chuyển phôi, khoảng 3 – 5 ngày chị em sẽ có kinh trở lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vì ảnh hưởng của quá trình tiêm thuốc kích trứng, nên có thể ra máu sau chuyển môi 10 ngày, thậm chí là 1 – 3 tháng.

Chỉ khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định thì mới nên tiếp tục thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi giai đoạn tiếp theo.

Mất bao lâu để chuyển phôi lần 2 sau khi thất bại lần 1

Nếu như thực hiện chuyển phôi lần 1 thất bại và bạn vẫn còn phôi trữ đông thì bạn không cần phải tiến hành công đoạn kích trứng, chọc hút noãn trứng. Sau khi niêm mạc được chuẩn bị, phôi sẽ được rã đông và đưa vào trong tử cung. Đối với trường hợp không còn phôi trữ đông thì cần phải thực hiện lại các bước trước đó.

Sau lần có dấu hiệu chuyển phôi không thành công, nếu như sức khỏe, tâm lý của cả hai vợ chồng tốt đảm bảo việc mang thai an toàn thì quý trình chuyển phôi tiếp theo sẽ được thực hiện sau lần đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu chuyển phôi không thành công 4

Nếu sau khi kiểm tra, sức khỏe của cả hai vợ chồng không đảm bảo, sẽ cần thời gian nhất định để điều trị bệnh. Sau lần đầu chuyển phôi thất bại, bạn không nên trì hoãn thời gian chuyển phôi lần 2. Quá trình cần được thực hiện càng sớm càng tốt nếu như bạn đáp ứng đủ các mặt về tâm lý, sức khỏe lẫn tài chính.

Đặc biệt, những chị em sau 35 tuổi, sức khỏe và chất lượng của trứng suy giảm nên cần kiểm tra sức khỏe kỹ càng khi thực hiện chuyển phôi lần 2. Điều này chớ trì hoãn quá lâu sẽ làm giảm đi tỷ lệ chuyển phôi thành công.

Cần làm gì sau khi chuyển phôi thất bại

Sau khi chuyển phôi thất bại cần làm gì là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Sau khi chuyển phôi không thành công, chị em cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Lên kế hoạch có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để hạn chế gây áp lực cho dạ dày như tiêu chảy, táo bón. Bởi, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới phôi thai, khiến phôi thai dễ bị trôi ra ngoài.
  • Tuyệt đối không uống những loại đồ uống có chứa chất kích thích, có gas,…vì chúng có thể kích thích tử cung, dạ dày co bóp, ảnh hưởng nến niêm mạc tử cung.
  • Tránh làm việc nặng, bởi nó ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển của phôi. Vì thế bạn nên chú ý khi đi lại, vận động một cách nhẹ nhàng.
  • Sau khi chuyển phôi không thành công, bạn cần thư giãn cơ thể, thoải mái và tăng cường luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng.

Hy vọng qua những chia sẻ này bạn đã nắm được các dấu hiệu chuyển phôi không thành công, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Mọi thắc mắc cần các chuyên gia đầu ngành giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị