Thủy đậu mọc ở vùng kín nếu không được chăm sóc, vệ sinh và điều trị đúng cách? Có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi… Vậy phải làm sao để điều trị bệnh thủy đậu mọc ở vùng kín an toàn và đúng cách? Những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Vì sao bệnh thủy đậu mọc ở vùng kín?
Bệnh thủy hình thành do một loại siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) tấn công vào cơ thể và gây nên. Không chỉ là một dạng bệnh ngoài da thông thường, bệnh thủy đậu còn có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người này qua người khác.
Con đường lây bệnh chủ yếu là qua đường hô hấp, điển hình khi cơ thể đã mang siêu vi thủy đậu. Chỉ cần người bệnh nói, hắt hơi hoặc ho… thì các siêu vi đó theo sẽ nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi, khi bạn hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh thủy đậu thường gặp phần lớn ở trẻ em khi sức đề kháng suy giảm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp người lớn mắc phải căn bệnh này. Khi đó, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở toàn thân, bao gồm cả vùng kín.
Vậy tại sao thủy đậu mọc ở vùng kín? Lý giải về thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết thuỷ đậu nổi ở vùng kín là một hiện tượng hết sức bình thường.
Bởi khi nhiễm phải các siêu vi Varicella Zoster Virus, chúng sẽ bắt đầu hình những đám mụn nước ở khắp các vị trí trên cơ thể. Các nốt mụn này có đường kính từ 1-3mm mọc rải rác ở các vùng như mặt, chân tay… Sau khoảng từ 12 – 24h chúng sẽ lan nhanh ra toàn thân, và xuất hiện nốt thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục.
XEM THÊM =>> Bệnh lậu là gì: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị không tái phát
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu mọc ở vùng kín?
Không loại trừ bất cứ một ai, thủy đậu có thể gặp ở trẻ em, người già, trung tuổi và cả thanh – thiếu niên… nhất là những người có hệ miễn dịch kém sẽ càng dễ mắc bệnh.
Khi có đủ điều kiện xâm nhập vào cơ thể, siêu vi VZV sẽ trải qua 4 thời kỳ phát triển khác nhau. Để sớm phát hiện các nốt thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục, bạn cần đặc biệt lưu ý:
Thời kỳ ủ bệnh
Cũng giống như bất cứ bệnh lý nào khác, bệnh thủy đậu ở thời điểm này còn khá mờ nhạt. Các triệu chứng chưa rõ ràng.
Thường là trong khoảng 14 – 15 ngày, hệ miễn dịch suy giảm nhanh hơn so với mức bình thường. Vì vậy, bạn sẽ rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
Thời kỳ khởi phát
Khi bước vào thời kỳ khởi phát, sức khỏe người bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng, kèm theo sự xuất hiện của các nốt ban đỏ, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và sốt nhẹ.
Thời kỳ toàn phát
Lúc này, các triệu chứng của bệnh thủy đậu đã xuất hiện rõ ràng. Người bệnh có thể hạ sốt, nhưng cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước trên niêm mạc da tại nhiều vị trí khác nhau như: tay, chân, mặt, bụng, ngực, lưng, đùi… trong đó bao gồm cả các nốt thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục.
XEM THÊM =>> Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg là đúng với bảng chuẩn cân nặng thai nhi
Thời kỳ hồi phục
Nếu được điều trị đúng cách, chăm sóc các vết thương ngoài da cẩn thận, sau khoảng 7 ngày các đám mụn nước sẽ vỡ ra dần và từ từ khô lại, rồi đóng vảy.
Sau khoảng 1 tuần bộc phát bệnh thì những nốt mụn nước tại vùng kín sẽ bắt đầu vỡ ra và từ từ khô lại rồi đóng vảy. Quá trình hồi phục sẽ kéo dài từ 3-4 ngày, và không để lại sẹo.
Nhưng nếu các trường hợp không chăm sóc vết thương đúng cách, dễ dẫn đến bị nhiễm trùng và thời gian hồi phục sẽ kéo dài, thậm chí để lại sẹo trên da.
Nữ giới mọc thủy đậu mọc ở vùng kín có nguy hiểm không?
Không chỉ gây ra các tổn thương ngoài da, thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục cũng có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe khi không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Cụ thể, tại các nốt mụn thủy đậu mọc ở vùng kín nếu không được điều trị đúng cách, sẽ biến chứng khiến siêu vi trùng xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tiểu não…
Ngoài ra, các nốt thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục dưới dạng mụn nước, khi vỡ ra, kết hợp với điều kiện ẩm ướt ở vùng kín. Sẽ là yếu tố thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại, nấm, vi trùng… gây ngứa ngáy, đau rát, viêm nhiễm vùng kín.
Đối với chị em phụ nữ đang mang thai, thủy đậu mọc ở vùng kín sẽ vô cùng nguy hiểm, vì chúng có thể biến chứng nặng gây viêm phổi, ảnh hưởng đến thai nhi.
Làm tăng nguy cơ đối mặt sảy thai, sinh non. Hoặc trẻ sinh ra qua đường sinh thường sẽ có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, bại não, sẹo bẩm sinh…
Một số trường hợp, khi các tổn thương ở vùng kín lành lại, nhưng thực tế các siêu vi gây bệnh thủy đậu có thể “ngủ đông” tức là tồn tại trong các hạch thần kinh dưới ở dạng bất hoạt.
Cho đến nhiều năm sau, khi sức đề kháng suy giảm hoặc gặp các điều kiện thuận lợi khác, siêu vi sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona (giời leo).
Cần lưu ý những gì khi bị thủy đậu mọc ở vùng kín?
Như đã phân tích ở trên, các biểu hiện của bệnh thủy đậu nói chung cũng như thủy đậu mọc ở vùng kín nói riêng. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe.
Bởi vậy, khi bị bệnh thủy đậu, bạn cần đặc biệt chú ý:
Nên bổ sung thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp,… nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Hơn nữa, bạn cũng cần chú ý bồi bổ các thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể, có nhiều vitamin A, C… để tăng cường sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên kiêng nước theo kinh nghiệm dân gian. Bạn cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên. Đặc biệt vùng kín cần được vệ sinh đúng cách, tránh để nốt thủy đậu mọc ở bộ phận sinh dục vỡ ra nhưng không thay quần lót, sẽ khiến siêu vi tấn công và gây viêm nhiễm nặng hơn.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với mọi người xung quanh. Bởi bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường hô hấp.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, mỗi người bị thủy đậu một lần trong đời. Tuy nhiên, trên thực tế có những người bị nhiều lần do sức đề kháng kém. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo tất cả mọi người nên thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu.
Đặc biệt, với chị em phụ nữ trước khi có kế hoạch sinh, bạn nên tiêm vắc xin trước 3 tháng để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Điều trị thủy đậu mọc ở vùng kín như thế nào?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh thủy đậu đến nay chưa có thuốc đặc trị. Mà chỉ có các loại thuốc được sử dụng để hỗ trợ giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh thủy đậu.
Theo đó, phác đồ điều trị bệnh thủy đậu nói chung, cũng như điều trị các nốt thủy đậu mọc ở vùng kín được thực hiện như sau:
Điều trị chuyên khoa
Có thể trước đây,sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên vết thương là một cách chữa thủy đậu theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này được ghi nhận có nhiều hạn chế như: Thời gian hồi phục lâu, gây mất thẩm mỹ cho cơ thể… Không cẩn thận có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Vì vậy, ngày nay các bác sĩ tư vấn người bệnh sử dụng một số loại thuốc bôi chuyên khoa đặc hiệu, có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành hiệu quả hơn.
Do đó, tốt nhất người bệnh nên thăm khám để được tư vấn dùng thuốc an toàn. Đồng thời, bạn nên lưu ý khi bị thủy đậu ở vùng kín tuyệt đối không dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ, kem trị ngứa có chứa Phenol… Vì có thể gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
Kết hợp vệ sinh vùng kín
Song song với quá trình điều trị thủy đậu mọc ở vùng kín, người bệnh cần chú ý đến quá trình vệ sinh vùng kín thường xuyên. Đồng thời không dùng tay gãi các nốt mụn nước, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn, và cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.
XEM THÊM =>> Mụn rộp sinh dục là gì: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi bị thủy đậu mọc ở vùng kín?
Để tránh biến chứng nguy hiểm, khi bị thủy đậu mọc ở vùng kín, người bệnh cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ, đúng cách:
- Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và rửa lại bằng nước sạch, sau đó lau khô cơ thể.
- Các thao tác khi vệ sinh cần thực hiện nhẹ nhàng, không gãi các nốt mụn nước, vì dễ gây bội nhiễm.
- Nên sử dụng quần rộng, có độ thấm hút tốt, để tránh làm ảnh hưởng đến các nốt mụn trên da.
- Tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh thủy đậu ở vùng kín bằng bất cứ hình thức nào khi chưa thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Việc tự ý điều trị bệnh thủy đậu tại nhà có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin ở bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu mọc ở vùng kín. Từ đó kịp thời phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ.
Bên cạnh đó, khi nhận thấy vùng kín có những nốt lạ xuất hiện, tốt nhất bạn hãy gặp bác sĩ. Bởi không chỉ có bệnh thủy đậu mọc ở vùng kín. Các nốt mụn nước có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nam – phụ khoa nguy hiểm, cần được thăm khám và ngăn chặn kịp thời. Mọi băn khoăn của bạn có thể chat “tại đây” hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 để được tư vấn nhanh nhất.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị