Đau bụng dưới có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng không phải ai cũng biết đau do nguyên nhân nào. Đau bụng dưới bên trái ở nữ khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, chị em cần hiểu các nguyên nhân gây đau bụng để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời trước khi các cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ.
Hiện tượng đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì?
Theo ý kiến các chuyên gia đau bụng trái bên dưới rất có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm trên khắp cơ thể, liên quan tới các nhóm bệnh sau:
Bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa
Một trong những nguyên nhân khiến chị em gặp phải các cơn đau ở vùng bụng dưới là do vấn đề về hệ tiêu hóa. Các bệnh thường gặp như:
Bệnh viêm túi thừa (viêm ruột thừa)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi gặp phải tình trạng đau bụng dưới bên trái và vùng thắt lưng. Túi thừa (ruột thừa) là những túi nhỏ xuất hiện ở ống tiêu hóa, chủ yếu ở đại tràng. Khi các túi thừa này bị nhiễm trùng, sưng đỏ sẽ gây nên các cơn đau bụng.
Triệu chứng thường gặp là: chướng bụng đầy hơi, bị táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng dữ dội, sốt cao, người mệt mỏi, có cảm giác ớn lạnh, chán ăn, buồn nôn, đi đại tiện có lẫn máu trong phân,…
Ban đầu, cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ không quá dữ dội nhưng âm ỉ kéo dài. Sau đó, các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn và mức độ mạnh hơn.
Người bệnh bị viêm túi thừa cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi thừa để tránh ảnh hưởng đến các vị trí khác, gây bệnh viêm đường ruột, viêm ruột già,…
Biến chứng do không chữa trị kịp thời khiến ổ viêm phát triển là làm rách thành ruột, có lỗ rò hoặc thủng ruột, tắc nghẽn đường ruột,…
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac được định nghĩa là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc cơ thể không dung nạp gluten (một loại protein) dẫn đến tình trạng viêm ruột non. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, mỗi độ tuổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh thường bị đau bụng dưới, tiêu chảy, thiết vitamin và dưỡng chất, mắc các bệnh do hệ miễn dịch kém.
Tư vấn miễn phí bởi chuyên gia sản phụ khoa đầu ngành bằng cách click =>> TẠI ĐÂY.
Triệu chứng bệnh Celiac:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: các vấn đề về hệ tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, phân có kèm máu, buồn nôn), cơ thể kém phát triển, thường xuyên quấy khóc, không chịu chơi, phụ thuộc vào người chăm sóc.
- Độ tuổi thiếu niên sau dậy thì: đau bụng dưới bên trái ở nữ, rụng tóc, các vấn đề về răng miệng.
- Người lớn: vấn đề về hệ tiêu hóa ít hơn nhưng sức khỏe chung lại kém, thường xuyên mệt mỏi, đau nhức xương khớp, tâm trạng thất thường, hay cáu gắt. Phụ nữ thường chậm hoặc mất hẳn chu kỳ kinh nguyệt, trầm cảm, lo lắng.
Dấu hiệu loãng xương do thiếu canxi và thiếu máu. Người bệnh thường đau nhức chân tay, cổ, vai gáy, lưng vào ban đêm.
Rối loạn tiêu hóa, không dung nạp lactose, đầy hơi, phình bụng và đau bụng dưới bên trái, phân xám lỏng, mùi hôi là những dấu hiệu chung của người mắc bệnh Celiac.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp tình trạng viêm loét miệng, phát ban, chuột rút, viêm da gây ngứa và nổi mụn nước.
Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, táo bón nặng cũng là nguyên nhân gây đau bụng cho nữ giới. Ngoài những cảm giác đau ở vùng bụng dưới bên trái, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn, chướng bụng, không đi đại tiện được hoặc đại tiện đau, ra máu thì bạn có thể đang bị táo bón.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ do bệnh lý hệ sinh sản
Ngoài những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, triệu chứng đau bụng dưới bên trái ở nữ rất có thể là biểu hiện bệnh thuộc hệ sinh sản mà chị em cần chú ý.
Mang thai ngoài tử cung:
Khi thai nhi phát triển bên ngoài tử cung sẽ khiến chị em gặp phải những cơn co thắt mạnh ở bụng dưới. Đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào và kèm theo ra máu bất thường không phải máu báo thai hay máu kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung:
Đây là bệnh do các mô trong tử cung phát triển quá mức không đúng vị trí. Các mô này phát triển lớn ở ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc bên ngoài tử cung gây nên đau bụng dưới bên trái ở nữ.
U xơ tử cung:
Rong kinh, đau bụng dưới bên trái, đau khi quan hệ,… là những triệu chứng của u xơ tử cung. Đây là hiện tượng các tế bào cơ trơn phát triển quá mức hình thành khối u xơ tách khỏi thành tử cung.
XEM THÊM:
- Sau khi quan hệ ra khí hư màu nâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Kinh nguyệt vón cục có nguy hiểm không: Nguyên nhân và cách chữa
Sảy thai:
Có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu mang thai khi thai nhi chưa ổn định và chưa bám chắc vào thành tử cung. Khi đau bụng dưới và chảy máu âm đạo, cơn đau kéo dài thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.
U nang buồng trứng:
Khi chị em bị đau bụng dưới và đau lưng, đau vùng đùi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau khi sinh hoạt tình dục thì nên đi khám vì các khối u nang buồng trứng đang phát triển lớn hơn. Các khối u bao gồm u nang tuyến, u nang nội mạc tử cung và u nang bì. Khi các khối u này lớn sẽ chèn ép lên dây thần kinh và các bộ phận khác trong vùng chậu.
Ung thư buồng trứng:
Đây là các khối u ác tính hình thành do các tế bào ở buồng trứng phát triển bất thường. Các tế bào ung thư sẽ di căn đến các bộ phận lân cận, làm mất chức năng sản xuất hormone nội tiết và tế bào trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu không điều trị, khi ung thư ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư có thể di căn theo máu hình thành các khối u mới.
Triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, mất sức, giảm cân đột ngột, chảy máu nhỏ giọt trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới bên trái ở nữ, đau vùng chậu,…
Viêm vòi trứng:
Đây là bệnh do vi khuẩn, tạp khuẩn tấn công vào vòi trứng. Dấu hiệu nhận biết bệnh là kinh nguyệt không đều, khí hư ra nhiều và có màu sắc, mùi lạ, đau bụng, đau lưng kéo dài, đau vùng chậu,…
Đau bụng dưới bên trái ở nữ do vấn đề tại hệ bài tiết
Hệ bài tiết hoạt động bất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới, khó chịu ở nữ giới, cụ thể:
Đau do sỏi thận:
Đây là tình trạng lắng đọng canxi trong thận, hình thành những viên sỏi cứng ở ống thận, thận. Ngoài đau quặn bụng dưới bên trái, người bệnh có các triệu chứng bất thường về đường tiểu: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu,…
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Người bệnh có cảm giác đau nhói bụng dưới, thường xuyên đi tiểu, buồn tiểu nhiều, nóng rát niệu đạo, đi tiểu ra máu hoặc mù,…. Ngoài ra còn thường xuyên bị đau lưng dưới, đau gần vị trí xương sườn. Nhiễm trùng đường tiểu nếu không điều trị sớm sẽ khiến vi khuẩn di chuyển ngược lên các bộ phận khác như: bàng quang, âm đạo, cổ tử cung, tử cung,… và khiến các bộ phận này bị viêm nhiễm.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài đau do các bệnh lý gây nên, đau bụng dưới bên trái ở nữ còn có thể do các vấn đề về hệ tuần hoàn như:
- Các vết bầm tím do va chạm hoặc tai nạn làm tụ máu bên trong thành bụng. Máu tụ có thể làm ảnh hưởng đến lưu thông trong mạch máu.
- Phình hoặc vỡ động mạch chủ ở vùng bụng, vùng chậu.
- Các cục máu đông hoặc bị viêm mạch máu ở vùng bụng. Cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu ở vùng bụng gây đau.
Nữ giới cần làm gì khi gặp triệu chứng đau bụng dưới bên trái
Ngay khi có những triệu chứng đau bụng, bạn cần thực hiện một số biện pháp để làm giảm cơn đau trước khi đến gặp bác sĩ:
- Tạm dừng công việc để có thời gian nghỉ ngơi, không cố làm việc hay chơi thể thao.
- Tránh các món chua cay, món có vị đậm, rượu bia và chất kích thích.
- Nếu tình trạng đau kéo dài không khỏi hoặc cơn đau ngày càng dữ dội, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
- Theo dõi các cơn đau và thu xếp thời gian đi khám càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng do cơn đau kéo dài.
- Trường hợp đau bụng nhẹ có thể sử dụng gừng tươi hoặc mật ong để giảm cơn đau. Gừng tươi tính ấm, thái lát và đắp lên bụng để giảm đau. Cũng có thể pha mật ong với nước ấm để uống cũng có tác dụng tốt.
- Sảy thai: có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu mang thai khi thai nhi chưa ổn định và chưa bám chắc vào thành tử cung. Khi đau bụng dưới bên trái ở nữ và chảy máu âm đạo, cơn đau kéo dài thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ điều trị thế nào?
Sau khi áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà nhưng không có hiệu quả, nữ giới cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, kháng sinh, giảm sưng viêm,… Các loại thuốc kê đơn tùy và nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng cũng như các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi trong thời gian điều trị.
Điều trị bằng phương pháp Oxygen: Đây là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa, bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh sản. Phương pháp này sử dụng năng lượng từ oxy hoạt tính để tiêu diệt các ổ viêm và tác nhân gây bệnh. An toàn, hiệu quả, không có tác dụng phụ, tế bào hồi phục nhanh, tỷ lệ tái phát và biến chứng thấp là ưu điểm khi sử dụng Oxygen.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ khi quan hệ tình dục do đâu?
Không ít các cặp đôi đã gặp tình trạng đau bụng dưới bên trái trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số trường hợp đau trong thời gian ngắn và tự hết nên nữ giới thường không quan tâm và khá chủ quan với sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: sử dụng sai tư thế, quan hệ thô bạo và kéo dài, quan hệ khi đang trong thai kỳ hoặc do mắc bệnh phụ khoa.
Nếu đau do các tác động khi yêu thì đau sẽ hết sau thời gian ngắn, nữ giới không cần quá lo lắng. Thay đổi tư thế, hạn chế tác động mạnh và giảm tần suất sinh hoạt tình dục là có thể giảm bớt tình trạng này.
Tuy nhiên nếu đau bụng dưới bên trái ở nữ kéo dài, mức độ đau không giảm, thậm chí ngày càng đau hơn, cơn đau thường xuyên hơn do bệnh phụ khoa thì chị em đừng chủ quan ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.
Địa chỉ điều trị đau bụng dưới bên trái ở nữ giới uy tín
Với những bệnh ở bộ phận sinh dục, hệ sinh sản có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy, tìm kiếm một địa chỉ thăm khám uy tín là điều chị em đặc biệt quan tâm.
Một trong số ít những phòng khám đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất trong thăm khám và điều trị đau bụng dưới bên trái cho nữ giới là phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi. Đây là phòng khám được Sở y tế Hà Nội cấp phép và có thời gian hoạt động trên 15 năm. Chị em có thể hoàn toàn an tâm, bởi vì:
Cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ
Cơ sở vật chất được đầu tư mạnh mẽ, đầy đủ các phòng chức năng và trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất, nhập khẩu hoàn toàn. Điều này giúp việc thăm khám nhanh chóng, chính xác, điều trị hiệu quả, chăm sóc sức khỏe sau điều trị đau bụng dưới bên trái ở nữ tốt nhất.
Phương pháp chữa trị tiên tiến
Phương pháp điều trị luôn được thay đổi phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bác sĩ kết hợp sử dụng thuốc đông y kết hợp để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Thuốc đông y có tác dụng tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe, giảm tác dụng phụ và hỗ trợ phục hồi nhanh.
Trang thiết bị y tế hiện đại
Thiết bị y tế được lắp đặt đầy đủ phục vụ việc thăm khám, xét nghiệm, phẫu thuật và hồi phục chức năng, luôn được khử khuẩn sạch sẽ trước khi sử dụng. Môi trường phòng khám luôn đảm bảo vệ sinh, khử trùng thường xuyên.
Chi phí hợp lý
Chi phí hợp lý, trong mức quy định. Tuyệt đối không có tình trạng nâng giá, không ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ chăm sóc đặc biệt, không thu thêm phụ phí nếu người bệnh không có nhu cầu. Ngoài ra, phòng khám luôn thông báo chi phí từng loại dịch vụ để người bệnh nắm bắt và sử dụng nếu có nhu cầu.
Bác sĩ chuyên khoa giỏi
Các bác sĩ chuyên khoa dày kinh nghiệm, có đầy đủ chứng chỉ và giấy phép hành nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn. Các bác sĩ được ngành y tế đánh giá cao, thường xuyên tham gia các hội nghị y khoa, cập nhật và áp dụng các thiết bị, phương pháp điều trị mới nhất để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Đau bụng dưới bên trái ở nữ không phải triệu chứng hiếm gặp hay chỉ có ở một độ tuổi nhất định. Bất kể ai cũng có thể bị đau, trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà và thay đổi thói quen sống, nếu đau kéo dài thì chị em cần đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm. Thực hiện khám phụ khoa định kỳ cũng là một cách để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh cho chị em phụ nữ.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị