Tìm hiểu cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ em và cách xử lý đúng, kịp thời là một trong những vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Điều này giúp cha mẹ giảm thiểu rủi ro đáng tiếc đến sức khỏe, sinh hoạt thường ngày, cũng như quá trình phát triển của dương vật khi con bước vào độ tuổi trưởng thành.
Chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ em hiểu sao cho đúng?
Hẹp bao quy đầu là một trong những vấn đề rất thường gặp ở trẻ nam từ khi chào đời (trên 90%). Đây là tình trạng phần bao da quy đầu bị hẹp, bó khít lấy phần quy đầu (đầu dương vật) gây khó khăn cho trẻ trong việc tiểu tiện, vệ sinh cá nhân.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nếu không được can thiệp xử lý kịp thời rất dễ gây viêm nhiễm, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành.
Thông thường, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ sẽ có hai dạng:
Hẹp bao quy đầu sinh lý
Khi đó, bao quy đầu của trẻ sẽ bọc kín lấy cậu nhỏ, có tác dụng bảo vệ vùng kín tránh khỏi những tác động từ bên ngoài vào. Phần bao da này ở trẻ nhỏ sẽ dần tuột xuống đi khi trẻ 5 tuổi.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý
Đây là hiện tượng do sự chuyển tiếp giữa hẹp bao quy đầu sinh lý. Khi trẻ bước vào tuổi lên 5 mà bao quy đầu vẫn không tự lột xuống, giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật. Lúc này, tình trạng hẹp bao quy đầu cần được can thiệp xử lý để giảm thiểu rủi ro đáng tiếc.
Hướng dẫn cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ em tại nhà
Trẻ nhỏ (nhất là trẻ sơ sinh) chưa biết nói hoặc chưa biết cách diễn đạt, cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ em đơn giản nhất là chú ý quan sát các biểu hiện bất thường tại dương vật:
Trẻ có thói quen hay sờ, gãi bộ phận sinh dục của mình.
Quan sát phần da quy đầu không thể kéo xuống được ngay cả khi tiểu tiện, để hở lỗ tiểu nhỏ xíu như đầu kim.
Gặp khó khăn khi đi tiểu:
- Đau đớn, không chịu đi tiểu.
- Nước tiểu thường bị đọng lại ở bao quy đầu nên có hiện tượng căng phồng mỗi khi tiểu tiện.
- Nước tiểu đục hoặc có mùi khai khi trẻ đi tiểu.
Có dấu hiệu viêm nhiễm bao quy đầu:
Bao quy đầu sẽ có hiện tượng sưng đỏ và mọng nước, trẻ bị ngứa ngáy và đau rát tại bao quy đầu. Mỗi khi bao quy đầu lộn xuống, rất khó để có thể lộn lại được mà phải dùng tay. Nếu không, trẻ sẽ đối mặt với hiện tượng nghẹt bao quy đầu.
Xử lý đúng cách khi trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào?
Để khắc phục tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn thăm khám và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp với độ tuổi, triệu chứng, tình trạng của bao quy đầu. Cụ thể như sau:
Đối với trẻ sơ sinh, dưới 9 tuổi
Dùng tay nong dần phần bao quy đầu bị hẹp
- Dùng hai tay kéo từ từ nhẹ nhàng bao da quy đầu theo chiều ngang để cho phần bao da giãn rộng ra.
- Dùng hai tay kéo bao quy đầu về phía trước. Sau đó lại lộn ngược lại về phía bụng của mình, lộn tới khi nào trẻ cảm thấy đau, khó chịu thì dừng lại.
- Làm liên tiếp như vậy khoảng 2, 3 lần mỗi ngày, trong khoảng vài tháng.
Cách 2: Dùng thuốc bôi hoặc dầu lành tính hỗ trợ
Thao tác như trên, nhưng trước khi dùng tay nong bao quy đầu thì bôi thuốc hoặc dầu lành tính để quá trình lộn, nong bao quy đầu diễn ra dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.
Quy trình thực hiện sẽ do bác sĩ hướng dẫn và chỉ định, cha mẹ không nên tự ý tìm hiểu và thực hiện cho con vì việc thực hiện không đúng cách, đúng quy trình có thể gây tổn thương tại dương vật cho con.
Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, phòng tránh những hệ lụy đánh tiếc về sau.
Đối trẻ nhỏ trên 9 tuổi
Nếu việc thực hiện các biện pháp trên mà không mang lại hiệu quả điều trị thì trẻ trên 9 tuổi có thể sẽ được áp dụng biện pháp cắt bao quy đầu để xử lý tận gốc tình trạng hẹp bao quy đầu.
Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi các bác sĩ đã và đang áp dụng phương pháp cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu công nghệ mới.
Hướng đi này được áp dụng cho rất nhiều đối tượng nam giới trong các độ tuổi khác nhau, đảm bảo khắc phục hiệu quả chứng dài/hẹp bao quy đầu với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Giảm thiểu cảm giác đau, mức độ xâm lấn ít, giảm hẳn tình trạng chảy máu nhiều trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật.
- Không để lại sẹo xấu: Kỹ thuật cắt với độ chính xác cao, khâu bằng chỉ tự tiêu, vết mổ rất mảnh, gọn nên sẽ tránh để lại sẹo xấu trên bề mặt bao da.
- Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh: Chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút, trẻ không cần nằm viện, không ảnh hưởng đến công việc và học tập.
- Thời gian hồi phục nhanh: Sau khoảng từ 7-10 ngày vết thương sẽ lành và hồi phục nhanh.
Thủ thuật được tiến hành tại phòng riêng biệt, trong điều kiện vô khuẩn, bác sĩ thực hiện là người có nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn trực tiếp tiến hành nên đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót, biến chứng nào.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh cơ quan sinh dục của con đúng cách. Các thao tác vệ sinh, nong bao quy đầu cần nhẹ nhàng, để tránh gây tổn thương, trầy xước lớp da. Điều này giảm thiểu được tình trạng vi khuẩn càng tấn công sau vào dương vật và gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc của trẻ nhỏ.
Trên đây là toàn bộ thông tin được bác sĩ cung cấp, nhằm giúp bạn có thêm sự hiểu biết về cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ em và cách xử lý. Mọi băn khoăn, bạn đọc vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline:03.56.56.52.52 – 024.33.99.52.52 để được hỗ trợ cụ thể.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị