Bệnh phụ khoa rất thường gặp ở nữ giới trong mọi độ tuổi, nhưng tỷ lệ cao hơn ở những người trong độ tuổi sinh sản, đã có quan hệ tình dục. Bệnh phụ khoa không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt thường ngày, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình và khả năng sinh sản của người bệnh.
Khám phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa là cụm từ dùng để chỉ chung các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản của nữ giới: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng,…
Các bệnh phụ khoa có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nữ giới nào, chủ yếu do vi khuẩn, virus,…gây ra. Khi mầm bệnh hoạt động, chúng thường tấn công sâu vào hệ cơ quan sinh sản và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục, cũng như khả năng sinh sản của phái nữ. Phát hiện sớm thông qua việc khám phụ khoa và nhận được tư vấn chính xác của các bác sĩ chuyên khoa là chìa khoá giúp chị em giải quyết hiệu quả, lâu dài vấn đề đang gặp phải.
Vậy, khám phụ khoa là gì?
Cơ quan sinh dục nữ gồm hai phần: cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung).
Khám phụ khoa là thực hiện khám tổng quát các bộ phận thuộc hệ cơ quan sinh dục, sinh sản của nữ, bao gồm kiểm tra bên ngoài vùng kín, đến vào sâu bên trong như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng…
Đồng thời, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm vòi trứng,… để tìm ra nguyên nhân của tình trạng đang gặp phải. Xét nghiệp PAP tầm soát ung thư cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung cũng sẽ được chỉ định trong một số trường hợp cần thiết.
Những thời điểm nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt
Bệnh phụ khoa không loại trừ bất cứ ai và không phân biệt độ tuổi. Do đó, việc khám phụ khoa nên được thực hiện định kỳ để tầm soát các vấn đề hệ sinh sản, sinh dục đang gặp phải.
Chúng tôi khuyến cáo đến nữ giới: với những người từ 18 tuổi trở lên hoặc đã có quan hệ tình dục nên thực hiện khám phụ khoa 6 – 12 tháng/ lần, xét nghiệm PAP smear nên thực hiện 3 năm/ lần để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, nếu chị em thuộc một trong số những trường hợp sau đây thì nên chủ động khám phụ khoa sớm để được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách:
– Chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa nếu bạn có:
- Kết quả xét nghiệm khí hư bất thường ở những lần khám phụ khoa trước đó.
- Có vấn đề với sức khỏe, khả năng tình dục.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư.
- Chị em bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bạn tình bị viêm nhiễm nam khoa/ phụ khoa (quan hệ đồng giới) hoặc bệnh xã hội.
- Bị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm vùng kín bị tái phát nhiều lần.
– Hãy đến khám phụ khoa sớm nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như:
- Tăng tiết dịch âm đạo, có sợi máu lẫn trong khí hư hoặc nước tiểu.
- Đau bụng nhiều hoặc cảm thấy rất khó chịu trước mỗi kỳ kinh.
- Đau, sưng, nóng rát âm hộ, âm đạo.
- Xuất hiện vết loét, cục, mụn thịt, mụn nước hoặc ngứa âm hộ hay âm đạo.
- Âm đạo hoặc vùng chậu đau bất thường, đau sang thắt lưng.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục
- ….
Đây là dấu hiệu rất thường gặp của tình trạng nhiễm trùng hoặc báo hiệu sớm của ung thư cổ tử cung nên tuyệt đối không nên chủ quan. Chị em nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt.
– Với những chị em chuẩn bị kết hôn hoặc sinh con thì cũng nên khám phụ khoa để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, an toàn, giảm thiểu vấn đề đáng tiếc đến sức khoẻ của chính mình và thai nhi.
Quy trình khám phụ khoa như thế nào?
Khám phụ khoa được thực hiện tại ví trí kín đáo, nhạy cảm nên nhiều chị em ngại đi khám. Đặc biệt, các bệnh phụ khoa thường có diễn biến chậm, triệu chứng xuất hiện riêng lẻ và có thể “biến mất” tạm thời. Sự chủ quan là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng rất đáng tiếc đến sức khoẻ sinh sản, khả năng tình dục.
Tuy nhiên, khám phụ khoa không “đáng sợ”, không đau đớn như nhiều chị em vẫn nghĩ. Quy trình khám đúng cách, đảm bảo vệ sinh, được thực hiện bởi bác sĩ Sản – Phụ khoa uy tín thì không gây ra các tổn thương đến hệ sinh dục.
Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:
Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân
Trước khi tiến hành thực hiện khám phụ khoa, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý đã và đang gặp phải, dấu hiệu bất thường, tiền sử gia đình, chiều caom cân nặng, huyết áp, chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng hôn nhân…. Qua đó, bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán, đưa ra hướng thăm khám cụ thể hơn.
Khám cơ quan sinh dục
Kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi nhỏ, vùng mu, tầng sinh môn,… để tìm ra dấu hiệu bất thường.
Trong quá trình kiếm tra, nếu nghi ngờ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn vào trong âm đạo, tử cung để quan sát kỹ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có. Nếu phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch từ cổ tử cung để xét nghiệm xem có chứa dịch khuẩn, hay có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không.
– Khám trực tràng: Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, quan sát xem xuất hiện khối u nào không.
– Khám vùng ngực: Khám vú là bước quan trọng giúp phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Các bệnh nhân sẽ phải tiến hành siêu âm nếu phát hiện có khối u sau khi kiểm tra vùng vú, xương đòn và nách.
– Khám vùng bụng: Bác sĩ sẽ ấn vào vùng bụng dưới của bạn một cách nhẹ nhàng, từ từ để kiểm tra xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung, kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không, có khối u nào không.
Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại
Sau khi trải qua các bước thăm khám như trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng đang gặp phải và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.
Trong trường hợp của cháu T, cháu bị ngứa vùng kín và đã bị tái phát nhiều lần. Đây là triệu chứng cảnh báo sớm của rất nhiều bệnh lý phụ khoa: viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, bệnh xã hội (do cháu đã có quan hệ tình dục trước đó), ung thư,…
Do đó, cháu cần chủ động đến khám phụ khoa sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm nguyên nhân gây ngứa để có hướng điều trị sớm. Điều này giúp cháu giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh lây lan vào sâu hơn bên trong hệ sinh dục, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này khi cháu lập gia đình.
Nếu đây là lần đầu chị em khám phụ khoa, hãy ghi nhớ những điều này
Khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường tại vùng kín như trên vừa chia sẻ là điều luôn được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thực hiện với nữ giới. Nếu đây là lần đầu tiên đi khám phụ khoa, hãy lưu lại cho mình những lưu ý này:
– Không đi khám phụ khoa trong thời gian có kinh nguyệt, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình khám, cũng như kết quả của một số xét nghiệm được chỉ định tiến hành. Tốt nhất nên khám phụ khoa sau khi đã sạch kinh 3 – 5 ngày.
– Nên tránh quan hệ tình dục hay đặt bất cứ loại thuốc nào vào âm đạo trong 72 giờ trước khi khám phụ khoa.
– Chị em nên tránh thụt rửa âm đạo trong ít nhất 24 giờ trước khi đến thăm khám phụ khoa.
– Không nên dùng sản phẩm vệ sinh dành cho âm đạo sẽ ảnh hưởng đến việc phát hiện chính xác tình trạng viêm nhiễm, cũng như loại khuẩn gây bệnh.
– Khi đi khám nên mặc trang phục rộng, thoải mái, dễ cởi để thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám.
– Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá hoặc các loại đồ ăn ngọt trước khi đi khám, sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
– Nên chuẩn bị trước các câu hỏi để bác sĩ chuyên khoa giải đáp.
Chi phí khám phụ khoa hết bao nhiêu?
Trên thực tế không có mức chi phí khám phụ khoa cụ thể mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có thể kể đến như:
Địa chỉ khám phụ khoa
Mỗi cơ sở y tế sẽ có thể có những quy định về thăm khám bệnh khác nhau, do đó mà chi phí khám phụ khoa cũng sẽ khác nhau.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại thì chi phí khám phụ khoa sẽ đắt hơn so với các cơ sở y tế kém chất lượng. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị tại các cơ sở y tế chất lượng sẽ cao hơn.
Thông thường giá khám phụ khoa ở bệnh viện công thường rẻ hơn so với khám ở bệnh viện tư nhưng thời gian thăm khám sẽ lâu hơn và bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian để chờ đợi đến lượt khám.
Bác sĩ trực tiếp khám
Ở nhiều cơ sở y tế, bạn khám dịch vụ sẽ được lựa chọn bác sĩ trực tiếp thăm khám. Nếu bạn lựa chọn bác sĩ chuyên môn giỏi, có tiếng trong việc thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa thì đây cũng là một trong những khoản chi phí mà bạn phải chi trả.
Hạng mục lựa chọn thăm khám
Như trên vừa chia sẻ, khám phụ khoa bao gồm: khám bên ngoài, khám âm đạo, khám tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo,… Nếu bạn chỉ khám một hạng mục nào đó thì chi phí sẽ thấp hơn việc khám tổng quát tất cả các hạng mục trên.
Xét nghiệm cần thực hiện trong quá trình khám phụ khoa
Trong quá trình khám phụ khoa bác sĩ có thể làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm dịch âm đạo, nước tiểu, máu hoặc xét nghiệm tế bào tử cung, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nội tiết tố nữ … để xác định xem bạn có mắc bệnh viêm nhiễm gì không.
Do đó, phụ thuộc vào tình trạng thực tế của chị em mà các chỉ định làm xét nghiệm sẽ cần phải thực hiện. Điều này cũng khiến chi phí khám phụ khoa tăng lên nhiều hoặc ít.
Tình trạng sức khỏe hồi phục
Nếu cơ thể bạn đáp ứng tốt với hướng điều trị thì bạn sẽ chỉ mất thêm tiền tái khám sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Tuy nhiên, số tiền sẽ phát sinh nhiều hơn nếu bạn cần phải thay đổi hướng chữa trị, chi phí đi lại nhiều lần,…
Với những chia sẻ vừa rồi, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liên qua đến việc khám phụ khoa.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị