Tác hại của bệnh giang mai như thế nào là câu hỏi nhiều người đặt ra. Bởi, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới Who, trên toàn thế giới có khoảng 17,7 triệu người mắc bệnh giang mai. Đây là bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của người bệnh mà còn có thể đe dọa tới tính mạng nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai là gì
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV và gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Đây là một loại xoắn khuẩn rất nguy hiểm, nó có thể xâm nhập vào từng cơ quan của người bệnh, trú ngụ tại đó và phá hủy các mô tế bào.
Bệnh giang mai chủ yếu lây truyền qua những hình thức như:
- Quan hệ thiếu an toàn.
- Sử dụng các vật dụng, đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh.
- Tiếp xúc với người mang mầm bệnh giang mai qua các cử chỉ như: hôn.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
- Truyền máu, nhận máu của người mắc bệnh cũng có thể khiến bạn mắc bệnh giang mai.
Những tác hại của bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh giang mai lây truyền qua rất nhiều con đường khác nhau. Bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe mà còn đe dọa khả năng sinh sản, thậm chí tính mạng của người bệnh.
Do đó, việc tìm hiểu các tác hại của bệnh giang mai là một trong những cách giúp bệnh nhân chủ động phòng tránh, điều trị kịp thời, hiệu quả. Sau đây là những ảnh hưởng mà bệnh giang mai gây ra.
Tác hại của bệnh giang mai với nữ giới
Với nữ giới, khi mắc bệnh, nó sẽ tác động trực tiếp tới tâm lý, người bệnh sẽ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, tự ti, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Những triệu chứng của bệnh giang mai sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt ở vùng kín. Không những thế, xoắn khuẩn có thể tấn công vào não bộ, thận gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.
Nếu xoắn khuẩn tấn công vào hệ thống sinh dục, nó có thể gây ra những hệ lụy như: rối loạn quá trình rụng trứng, ảnh hưởng tới ống dẫn trứng,…Những điều này đều gây khó khăn cho việc mang thai, khiến nữ giới phải đối mặt với nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Tác hại của bệnh giang mai với phụ nữ mang thai
Với phụ nữ mang thai, tác hại đầu tiên của bệnh đó là lây nhiễm sang thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Phụ nữ mắc bệnh giang mai khi mang thai, có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: sảy thai, sinh non,…Những điều này có khả năng đe dọa tới sự sống của thai nhi.
Tăng tỷ lệ thai chết lưu, tình trạng này thường gặp vào thời điểm trước sinh vài ngày hay sau khi sinh.
Tác hại của bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh
Hầu hết những bé bị lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ đều sẽ có nguy cơ đối mặt với những vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng sự phát triển, sốt cao,…Nếu các yếu tố trên không được khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ, điều này thường xảy ra trước khi trẻ biết đi.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai có thể bị dị tật bẩm sinh như: xương hàm ngắn, vòm họng bị cao bất thường, biến dạng sống mũi, giảm thính giác,…Khi phát hiện những biểu hiện này, mẹ nên cho con điều trị trước 3 tháng đầu sau khi sinh.
Bởi, nếu để lâu, bé có thể bị dị tật vĩnh viễn, khắc phục khó khăn, đây cũng là một trong những tác hại của bệnh giang mai mà bạn nên biết.
Tác hại của bệnh giang mai đối với nam giới
Với nam giới, các vết loét giang mai thường xuất hiện ở xung quanh “cậu nhỏ”. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn ảnh hưởng tới đời sống tình dục vợ chồng nữa nhé.
Ngoài ra, bệnh giang mai còn có thể gây nhiều ảnh hưởng khác nữa như; Các bệnh về mắt, biến chứng trong hệ thần kinh, viêm khớp,…
Tác hại của bệnh giang mai đối với xã hội
Bệnh giang mai không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người bệnh, mà nó còn ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội. Bởi, bệnh có khả năng lây lan nhanh, lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Chính vì thế, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng đang ngày một tăng lên ở mức báo động.
Khi tỷ lệ mắc bệnh ngày một gia tăng, kéo theo đó là hệ quả kinh tế xã hội bị giảm xuống. Điều này được lý giải do khi mắc bệnh người bệnh sẽ bị mọi người xung quanh kỳ thị, chi phí điều trị tốn kém, mất nhiều thời gian điều trị, công việc bị trì trệ,…Vậy nên có thể nói, bệnh giang mai cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế nước nhà.
Không những thế, khi mắc bệnh giang mai còn làm gia tăng nguy cơ trẻ bị giang mai bẩm sinh. Điều này tác động tiêu cực đến thế hệ tương lai, sự phát triển của đất nước. Bởi, khi bị bệnh, trẻ sẽ bị mặc cảm, tự ti, mọi người xa lánh, học tập, công việc bị ảnh hưởng.
Tất cả những vấn đề trên đều là mối đe dọa đối với nguồn nhân lực ở trong tương lai, khiến xã hội khó phát triển.
Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả nhất
Để phòng ngừa bệnh giang mai, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chú ý chung thủy với bạn tình, quan hệ chỉ 1 vợ 1 chồng.
- Sử dụng bao cao su chất lượng mỗi khi quan hệ.
- Tránh sử dụng chất kích thích.
- Khi mắc bệnh cần thông báo với bạn tình để kết hợp điều trị.
- Khi có các triệu chứng của bệnh giang mai, người bệnh cần chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh, từ đó điều trị kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được các tác hại của bệnh giang mai, từ đó phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả nhất. Mọi băn khoăn cần các chuyên khoa y tế đầu ngành với kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao tư vấn, giải đáp, bạn hãy click chọn TẠI ĐÂY.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị