Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì có sao không? Là băn khoăn và lo lắng của nhiều mẹ bầu khi mang thai đã đến tuần 39 mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang thai 39 tuần. Hãy cùng tham khảo để có sự chuẩn bị tốt cho quá trình “vượt cạn” sắp tới.
Thai 39 tuần sẽ như thế nào?
Thai 39 tuần là gần như đã hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể. Lúc này thai nhi có kích thước khoảng 45-50cm từ đầu đến gót chân, với cân nặng khoảng 28-3,3kg.
Và lượng chất béo vẫn không ngừng được tích tụ bên dưới làn da thai nhi giúp cho thai nhi tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình sau khi sinh.
Các cơ quan chính của thai nhi như: hệ thần kinh, não, phổi và khung xương đã phát triển ở mức tương đối đã hoàn chỉnh. Các hoạt động như: hít thở, bú, tiêu hóa, bài tiết, hay khóc,… sẽ diễn ra tự nhiên cho đến lúc thai nhi sinh ra.
Cơ bắp tay và chân của thai nhi tuần 39 đã trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện. Ở tuần thai này thì phần đầu của thai nhi đã lọt vào vùng xương chậu của mẹ và sẵn sàng cùng mẹ vượt cạn.
Ở tuần này mẹ đã có thể sinh, có khoảng hơn 50% trường hợp thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ trong tuần 39 này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ thai lại có dấu hiệu chuyển dạ muộn, thai nhi 39 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh.
Giải đáp vì sao thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh
Rất nhiều mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh lo lắng và băn khoăn về việc tại sao thai đã 39 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh?
Các mẹ đừng lo lắng quá, nếu thai nhi 39 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh có thể là do 2 nguyên nhân chính sau đây:
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh do tính ngày sinh sai
Việc dự đoán ngày sinh sai là chuyện bình thường vì thai càng lớn và những tuần càng về sau thì việc dự đoán ngày sinh càng không chuẩn xác. Thực tế, chỉ có khoảng 5% mẹ bầu có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết những trường hợp mang thai đều sinh sớm hoặc muộn hơn khoảng 1-2 tuần.
Ngày dự sinh chỉ mang tính ước chừng và tham khảo nhằm mục đích giúp cho mẹ bầu và gia đình chuẩn bị tinh thần trước.
XEM THÊM:
- Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8: Mẹ cần hết sức cẩn thận
- Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg là đúng với bảng chuẩn cân nặng thai nhi
- Đặt Thuốc Phụ Khoa Bao Lâu Thì Quan Hệ Được [Bác Sĩ Giải Đáp]
Do thai chưa di chuyển
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cũng có thể do thi nhi chưa di chuyển xuống khung chậu của mẹ bầu. Thường thì trước khi sinh 1-2 tuần, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình chào đời diễn ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu cơ bụng dưới của mẹ bầu vẫn còn đủ không gian thoải mái thì bé cưng có thể vẫn sẽ muốn ở lâu hơn một chút. Vì thế, “chưa chịu” di chuyển xuống khung chậu nên mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Mẹ cần làm gì khi thai thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ bầu cần phải làm gì? Dưới đây là những lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 39 tuần chưa sinh, đó là:
Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Nếu mang thai tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ bầu có thể luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: Đi bộ hoặc một số bài tập yoga nhẹ nhàng,…. Việc mẹ bầu vận động nhẹ nhàng sẽ vừa giúp máu lưu thông tốt. Bên cạnh đó,vừa giúp cho thai nhi nhanh chóng “tụt bụng” và mẹ sẽ sớm sinh theo dự kiến sinh.
Điều chỉnh ngôi thai cho bé
Bà bầu 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì cần thực hiện một số bài tập để hỗ trợ em bé xoay đầu. Trong trường hợp thai nhi đang là ngôi ngược (ngôi mông), nghĩa là mông thai nhi nằm hướng về phía âm hộ của mẹ, còn đầu thai lại nằm ở đáy tử cung và hướng về phía ngực của mẹ. Điều này sẽ khiến cho việc sinh nở gặp nhiều khó khăn.
Để hỗ trợ thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh giúp thai nhi xoay về ngôi thuận, thì mẹ bầu có thể thực hiện nghiêng xương chậu, và quỳ gối với hai đầu gối cách xa nhau. Sau đó cúi xuống để ngực chạm mặt đất, thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày sẽ giúp điều chỉ ngôi thai cho bé.
Quan hệ tình dục
Vấn đề quan hệ tình dục trong giai đoạn thai nhi 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cũng rất quan trọng. Mẹ bầu cần phải hết sức lưu y, lúc này bố mẹ vẫn có thể “yêu” được.
Bởi lẽ, tinh dịch nam giới có chứa chất prostaglandin là hỗn hợp chất béo giúp kích thích mẹ bầu sớm sinh hơn.
Tuy nhiên, hãy nhớ thực hiện những động tác nhẹ nhàng và chậm chậm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Nghỉ ngơi hợp lý
Thai 39 tuần, mẹ bầu đã thấy cơ thể nặng nề và mệt mỏi vì thế cần phải được nghỉ ngơi hợp lý để ổn định sức khỏe. Vì thế, mẹ nên nghỉ ngơi vào những lúc rảnh, dành nhiều thời gian để nghe nhạc hay đọc sách, đi bộ nhẹ nhàng,…
Ăn trong khi chuyển dạ
Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ trong quá trình chuyển dạ (thời gian chuyển dạ thường dưới 45 phút) bởi chuyển dạ là quá trình vô cùng gian nan. Mẹ bầu có thể đói và bị mất sức trong lúc chuyển dạ làm ảnh hưởng đến quá trình rặn đẻ.
Vì thế, các mẹ nên ăn nhẹ và uống đủ nước để cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng, thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, hãy nhớ ăn những đồ bổ dưỡng, đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh xa các loại đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích,…
Giữ cho tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan
Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến mẹ bầu lo lắng, căng thẳng, bồn chồn,… Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Lúc này, việc cần làm với các mẹ bầu đó là giữ cho tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan, nghỉ ngơi, thư giãn và vận động nhẹ nhàng vừa phải.
Dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết
Thai 39 tuần là thời điểm mẹ bầu có thể “vượt cạn” nên cần phải chú đến những dấu hiệu chuyển dạ. Nhằm kịp thời nhận biết và báo với người nhà đưa đến bệnh viện để chuẩn bị cho cuộc “vượt vũ môn quan”. Các dấu hiệu chuyển dạ thường gặp ở các mẹ bầu đó là:
Cổ tử cung, âm đạo mở
Thời điểm sắp sinh, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều hơn nhằm mục đích làm cho cổ tử cung và âm đạo mở rộng, để giúp em bé chui ra dễ dàng hơn.
Lượng dịch tiết ra nhiều hơn và gọi là máu báo, mẹ bầu nên chú ý nếu phát hiện dịch nhầy màu vàng được tiết ra nhiều nhé. Hãy báo cho người thân rằng, bạn và gia đình đang chuẩn bị chào đón thêm thành viên mới. Vì thế, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ nên quan sát xem cổ tử cung, âm đạo đã mở hay chưa nhé.
Bụng bầu tụt xuống
Vào tuần cuối trước khi sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu nên sẽ làm cho bụng bầu sa xuống. Có nhiều mẹ có cảm giác thai nhi có thể chui ra ngoài bất cứ lúc nào. Dấu hiệu này thường gặp ở những tuần thai 38-40 tuần.
Nếu thời điểm thai 39 tuần bụng chưa tụt thì có thể là em bé chưa di chuyển xuống khung chậu và vẫn muốn ở trong bụng mẹ thêm ít ngày nữa. Trường hợp này thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh mẹ không nên quá lo lắng.
Gặp các vấn đề tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 39 tuần cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, trong đó thường gặp nhất là mẹ bầu bị tiêu chảy.
Do đó, các mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề này và tuyệt đối không được bỏ qua. Bởi tiêu chảy trong những tuần cuối của thai kỳ nếu không chăm sóc tốt có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Đau lưng, đau bụng
Thai 39 tuần là cổ tử cung của mẹ bầu đã có thể mở rộng, thai nhi di chuyển xuống vùng chậu khiến cho xương khớp của mẹ bị ảnh hưởng ít nhiều. Các cơn đau lưng và đau bụng lâm râm xuất hiện thường xuyên hơn. Có nhiều mẹ bầu thai 39 tuần gò cứng bụng,…
Giảm cân
Trong những tuần cuối, cân nặng của các bà bầu có xu hướng tăng nhẹ. Sau đó cân nặng của bà bầu ngưng và có thể là còn bị giảm cân. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm cân có thể do sự sụt giảm nước ối.
Tiêu chảy nhẹ
Ở cuối giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là tuần thai thứ 38-40 của thai kỳ, các mẹ bầu thường có nguy cơ bị tiêu chảy. Điều này xảy ra là do sự ảnh hưởng bởi các loại hormone cuối thai kỳ.
Một số điều mẹ bầu cần lưu ý ở tuần thai 39
Việc thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng và thậm chí còn bất an. Vì thế, mẹ bầu cần ổn định tinh thần để tránh ảnh hưởng tới thai nhi, ngoài ra thì có thể:
- Nghỉ ngơi và thư giãn tối đa, dành nhiều thời gian để nghe nhạc, đọc sách và nói chuyện với em bé trong bụng.
- Duy trì chế độ tập luyện thể dục đều đặn, giai đoạn này thì mẹ chỉ nên tập các bài tập cần nhẹ nhàng, an toàn.
- Chú ý tới các biểu hiện của cơ thể, đôi khi mẹ bầu chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu chuyển dạ rất nhỏ.
- Thường xuyên kiểm tra cân nặng và siêu âm kiểm tra nước ối hàng tuần, tránh để lượng nước ối xuống quá thấp.
- Hãy chuẩn bị và sắp xếp đồ sơ sinh để có thể thuận tiện xách đi bất cứ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.
- Nếu quá ngày dự sinh 1 – 2 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì cần thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ để tránh các trường hợp xấu xảy ra với cả mẹ và em bé.
Nói tóm lại thì thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng hay căng thẳng. Hãy giữ tâm trạng thoải mái và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn. Nếu còn có thắc mắc vui lòng liên hệ: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị