Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu là hợp lý? Là băn khoăn, thắc mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những thai phụ sắp đến ngày “vượt cạn”. Trong bài viết này, các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.
XEM THÊM:
- Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8: Mẹ cần hết sức cẩn thận
- Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh – Những điều mẹ bầu cần chú ý
- Phòng khám siêu âm thai tại quận Thanh Xuân [Bác sĩ giỏi, uy tín nhất]
Vì sao cần quan tâm việc thai nhi quay đầu
Thai nhi quay đầu là dấu hiệu giúp các thai phụ nhận biết mình đang chuẩn bị bước vào giai đoạn “vượt cạn”. Vì thế, các mẹ bầu nên chú ý đến việc thai nhi quay đầu bởi các lý do sau:
Khi mẹ bầu rặn đẻ, đầu của trẻ sơ sinh là bộ phận xuất hiện đầu tiên hay nói cách khác là khi sinh thì đầu của trẻ sẽ ra ngoài đầu tiên.
Nếu thai nhi quay đầu vào đúng vị trí, thì sẽ làm giảm biến chứng khi sinh con, và giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ. Đồng thời giúp sản phụ không bị quá đau đớn trong quá trình sinh, hạn chế được nhiều rủi ro khi sinh.
Khi thai nhi quay đầu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung của mẹ bầu. Từ đó làm cổ tử cung mở rộng và kích thích sản xuất các nội tiết tố cần thiết cho khu vực này.
Ở tư thế cúi đầu, đầu của thai nhi sẽ chạm đến đáy xương chậu. Đây là phần rộng nhất của khu vực này và thai nhi sẽ dễ dàng đi qua. Từ đó giúp cho quá trình chào đời của trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn mà không gặp phải quá nhiều trở ngại.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu được cho là bình thường? Là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu.
Đối với vấn đề thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa làm việc tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, Hà Nội cho biết:
Thời gian thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống còn tùy thuộc vào số lần mẹ bầu mang thai.
Với những mẹ mang thai lần đầu, thai nhi thường sẽ quay đầu ở tuần thai thứ 34-35. Còn nếu mang thai lần 2, thì thai nhi thường phải đến tuần 36-37 mới quay đầu xuống theo ngôi thuận. Tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp hiện tượng này sẽ xảy ra sớm hơn.
Khoảng 70% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu về ngôi thuận từ tuần thai thứ 28 – 29, còn 30% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm và trễ hơn. Thậm chí, có một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5 của thai kỳ.
Thực tế thai nhi 29 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi quay đầu là một dấu mốc quan trọng trong thai kỳ mà bất cứ người mẹ nào cũng mong đợi. Bởi việc thai quay đầu đúng thời điểm, sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng, thuận lợi và giảm thiểu được các nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh đẻ.
Vậy chính xác thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thai 29 tuần đã quay đầu chưa? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, thắc mắc hiện nay.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, với các trường hợp mẹ bầu lần đầu mang thai thì thai nhi có xu hướng quay đầu sớm từ tuần thứ 30 – 35 của thai kỳ.
Còn những mẹ bầu mang thai lần thứ 2, hoặc thứ 3 thì thời điểm thai nhi quay đầu thường là những tháng cuối của thai kỳ. Nhưng vẫn có không ít trường hợp ngôi thai thay đổi sớm hoặc muộn hơn so với thời gian trên.
Với những trường hợp mang thai 29 tuần đã quay đầu thì đây cũng là điều hết sức bình thường. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 70% các trường hợp thai nhi đã quay đầu ở tuần thứ 28 – 29 của thai kỳ.
Gần 30% các trường hợp còn lại có thể thai nhi sẽ quay đầu sớm, hoặc muộn hơn. Trường hợp thai nhi không quay đầu hay còn được gọi là ngôi thai ngược.
Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu
Ngoài việc được bác sĩ thông báo về tình hình sức khỏe, sự phát triển của thai nhi ở mỗi lần khám và siêu âm thai, thì các mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu thông qua một số dấu hiệu sau đây:
- Thông qua vị trí thai máy, hoạt động của tay, chân thai nhi ở trong bụng mẹ cũng sẽ sớm cho bạn biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống.
- Nếu như các cử động thai thường xảy ra ở vùng rốn, và bụng mẹ có dấu hiệu nặng nề, nhô nhọn về phía trước thì rất có thể thai nhi đã quay đầu. Ngược lại, nếu mẹ thấy thường xuyên xuất hiện những cú đạp ở vùng bụng dưới thì khả năng là thai nhi vẫn chưa xoay đầu.
- Nếu mẹ bầu ấn nhẹ quanh xương mu và cảm thấy thứ gì đó cứng và tròn, thì đó là đầu của con và như vậy là thai nhi đã quay đầu. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ có thể nhầm mông em bé thành đầu nên cũng có thể nhầm lẫn việc thai nhi quay đầu.
- Một trong những dấu hiệu khác giúp mẹ bầu cảm nhận được thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy đó là tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới.
Đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết qua cảm nhận thai máy, và theo cách dân gian nên chỉ mang tính tương đối. Để biết chính xác thai bao nhiêu tuần xoay đầu thì tốt nhất các mẹ nên khám thai định kỳ và tuân thủ đúng theo các chỉ định, lời khuyên của bác sĩ.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi thai nhi không quay đầu
Bắt đầu từ tuần thứ 32-34 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám thăm dò để xác định tư thế nằm của thai nhi là ngôi thuận hay ngôi ngược. Tuy nhiên, vị trí ngôi thai vẫn có thể thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai.
Khoảng tuần thứ 34-36 của thai kỳ, thai nhi sẽ có xu hướng tiến về một vị trí cố định và càng gần cuối thai kỳ, khả năng thai nhi quay đầu sẽ càng thấp.
Nếu thai nhi không quay đầu, hoặc có quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ hay còn gọi là ngôi sau, thì mẹ bầu đều có nguy cơ gặp phải các nguy cơ tiềm ẩn như:
- Thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, kiệt sức, đau đớn,…
- Có nguy cơ sinh mổ rất cao
- Cảm giác đau lưng dữ dội nhưng cơn đau lưng này lại không liên quan đến các cơn gò tử cung.
- Có thể cần phải can thiệp bởi thủ thuật lấy thai.
Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu cảnh báo sinh sớm?
Thai nhi mấy tháng thì quay đầu trở xuống? Hay thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu cảnh báo sinh sớm không? cũng được các mẹ bầu quan tâm.
Đối với vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số trường hợp đặc biệt thai nhi có thể sẽ quay đầu ở tuần thứ 24 – 25 của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải cứ thai nhi quay đầu sớm là dấu hiệu của sinh sớm.
Bởi thời điểm em bé ra đời sớm, muộn hay đúng lúc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Hơn nữa, quá trình chuyển dạ cần phải căn cứ vào các dấu hiệu khác như: cơn gò tử cung, rỉ ối, phù nề chân tay, ra dịch màu hồng ở âm đạo, đau bụng dưới,…
Nếu thai nhi quay đầu sớm và kèm theo các dấu hiệu trên xuất hiện cùng lúc thì tốt nhất là mẹ bầu nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và siêu âm. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận đúng đắn nhất và đưa ra hướng xử trí kịp thời, an toàn.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi không quay đầu
Nếu thai nhi chưa quay đầu, hoặc không quay đầu thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, thai nhi có thể quay đầu chậm hơn so với thời gian dự kiến. Lúc này, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Tập thể dục thường xuyên
Thời gian khoảng bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu? Và nếu thai nhi sau 37 tuần chưa quay đầu thì mẹ bầu nên ưu tiên những bài tập thể dục cho bà bầu dễ sinh.
Một nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu tập các bài thể dục từ tuần thai 37 trở đi sẽ dễ sinh hơn. Với những mẹ bầu ngôi thai không thuận, thì nên tập những bài thể dục 2 lần/tuần cũng có tác dụng giúp ngôi thai xoay chuyển.
Một số bài tập thể dục được khuyến nghị trong thời gian này đó là nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập những bài tập yoga nhẹ nhàng, đơn giản,…
Ngoài ra, nhiều người truyền lại rằng, khi thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu có thể thực hiện tư thế quỳ bằng cả tay và chân giống tư thế em bé tập bò. Sau đó rướn người lên xuống trong vài phút và có thể thực hiện mỗi ngày một vài lần để giúp em bé dễ dàng xoay đầu xuống.
Nằm đúng tư thế
Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên nằm nghiêng sang bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết tư thế nằm của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến việc thai nhi quay đầu. Vì thế, không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng sang bên trái, bạn có thể nằm nghiêng sang bên phải nếu thấy mỏi.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ bầu cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên ăn quá no mà có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều lần trong ngày.
Tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích, hạn chế các loại đồ uống có ga, có chứa cafein,..
Nghỉ ngơi hợp lý
Mẹ bầu không cần quá căng thẳng hay lo lắng khi thai nhi chưa quay đầu. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh và tránh căng thẳng, lo lắng, stress. Thay vào đó nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh làm việc nặng, bê vác nặng và quá sức,…
Thai nhi quay đầu sau bao lâu thì sinh?
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, bà bầu cũng muốn biết thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Để xác định sớm được thời gian sinh, phương pháp sinh thường hay sinh mổ nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi em bé chào đời.
Thông thường, bắt đầu từ giữa tuần thai 29 – 32 tuần, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khi thai nhi quay đầu ở thời điểm này là cho thấy đây là ngôi thai thuận và mẹ có thể sinh thường.
Những trường hợp thai nhi không quay đầu tức là ngôi thai ngược, thì thai phụ sẽ được tư vấn sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Vậy sau khi thai nhi quay đầu bao lâu thì sinh? Thì các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu biết được chính xác về thời điểm thai nhi quay đầu.
Tuy nhiên, dựa vào thời điểm này thì chỉ có thể dự kiến được khoảng thời gian em bé chào đời, chứ không thể đưa ra một thời điểm cụ thể mà mẹ sinh em bé.
Bởi nhiều trường hợp thai nhi quay đầu sớm từ tuần 20-21 của thai kỳ, cũng có một số trường hợp thai nhi sẽ quay đầu khi mẹ bước sang tuần thứ 37, hoặc khi có hiện tượng chuyển dạ.
Như vậy, hiện tượng thai nhi quay đầu sẽ rất khó để xác định chính xác được thời gian sinh mà chỉ giúp thai phụ biết được em bé có thể chào đời với vị trí ngôi thai thuận lợi nhất.
Lưu ý:
Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm bác sĩ thông báo mẹ bầu rằng thai nhi đã quay đầu với ngôi thai thuận, thì các mẹ cần chú ý đến các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Thời điểm này, mẹ bầu nên đi lại và vận động nhẹ nhàng, nếu không em bé sẽ có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, biết cách để cân bằng tâm lý, tránh lo lắng, và không căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, để được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ thông tin về vấn đề thai nhi quay đầu. Hi vọng rằng với những thông tin này thì mẹ bầu đã biết được thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe thai kỳ, có sự chuẩn bị tốt để chào đón em bé ra đời.
Nếu đang ở Hà Nội, chị em có thể đến trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện hoặc có thể gọi điện thoại đến số máy: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hay để lại câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và điều trị